7 LỢI ÍCH KHI TRỞ THÀNH MỘT BUSINESS ANALYST

Business Analyst (BA) ngày nay đã trở thành nhân vật quan trọng có mặt trong hầu hết các dự án thuộc mọi lĩnh vực từ các tổ chức cá nhân, nhà nước cho đến các công ty Công nghệ thông tin, các tổ chức phi lợi nhuận, thậm chí là các cơ quan chính phủ. Vai trò của BA trong các tổ chức ngày càng quan trọng, góp phần gắn kết nỗ lực của các bộ phận trong tổ chức vào sự phát triển chung. Ngoài đóng góp chung vào tổ chức thì dưới đây là 9 lợi ích khi bạn trở thành một BA.

1. Mở rộng các mối quan hệ
Business Analyst có cơ hội làm việc với nhiều bên

BA là người làm việc với hầu hết tất cả các bên liên quan của dự án từ nhóm phát triển cho đến khách hàng, thậm chí là các cấp quan lý cao hơn như Chủ tịch, Giám đốc,….
Bên cạnh đó, các BA sẽ có nhiều cơ hội để đi đến các địa điểm của khách hàng, hiểu được các quy trình phức tạp trong môi trường mới và đầy thách thức, từ đó mở rộng các mối quan hệ.


2. Một sự nghiệp “sôi động”
Trong vai trò BA, bạn thường sẽ phải làm nhiều việc cùng lúc và công việc của bạn chắc chắn không thể “ngồi mãi một chỗ cả ngày”. Bạn sẽ phải liên tục “động não” để phân tích các yêu cầu, viết ra những yêu cầu chức năng, tham dự các cuộc họp và thuyết trình với khách hàng.
Không những thế, các BA còn phải quản lý nhiều lĩnh vực khác nhau của nhiều dự án. Có thể nói, BA là một trong những lĩnh vực sôi động nhất trong bất kỳ tổ chức nào.


3. Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Cơ hội phát triển sự nghiệp của Business Analyst luôn rộng mở

Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ bước vào giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp. Lúc này, bạn sẽ đứng trước cơ hội để chọn con đường mà mình muốn bước tiếp. Bạn có thể chuyên về một lĩnh vực hoặc công nghệ cụ thể, trở thành trung gian của giữa kinh doanh và công nghệ, định vị bản thân trở thành một IT BA (IT Business Analyst). Trong trường hợp, muốn chuyển sang Quản lý dự án (PM), bạn hoàn toàn có thể dựa vào kinh nghiệm đã có.

4. Khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh
Hầu hết mọi người không phân biệt lĩnh vực hoặc tổ chức mà họ làm việc trong một kế hoạch lớn. Tuy nhiên, BA là một trong số rất ít những ngành nghề may mắn có thể định vị vao trò của bản thân và có thể nắm bắt tầm nhìn bao quá của cả dự án. Họ là những người của dự án ngay từ giai đoán trước khi bán hàng và tiếp tục là một phần cho đến khi dự án kết thúc. Đây chính là lý do những nhà quản lý dự án hiện nay hầu như là các BA nhiều kinh nghiệm.

5. Phát triển kỹ năng mềm

Business Analyst là những người có kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng mềm ngoài việc giúp tăng khả năng thích ứng, làm việc nhóm và hợp tác còn mang đến nhiều lợi ích khác. Các BA trong quá trình theo đuổi trở thành cầu nối giữa kinh doanh và công nghệ phải tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, đây chính là cơ hội để phát triển kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm còn bao gồm việc giải quyết xung đột và mơ hồ, quản lý quy trình và cải tiến chuyên môn, quy tắc đạo đức làm việc, đưa ra các quyết định, kỹ năng sáng tạo và ủy quyền. Hơn thế nữa, BA còn là những người có tiếng nói và được kỳ vọng sẽ giúp truyền tải những thông điệp quan trọng đến các bên liên quan vì họ là người có kỹ năng giao tiếp và diễn đạt tốt.


6. Tiếp xúc với nhiều miền
Công việc của một BA thường hiếm khi tập trung vào một lĩnh vực duy nhất và vì bộ kỹ năng của họ là độc lập và họ có thể thoải mái tung hứng giữa các dự án thuộc nhiều lĩnh vực. Trong môi trường làm việc đa dạng như vậy, bạn có thể tiếp xúc với nhều lĩnh vực khác nhau từ Ngân hàng, Tài chính, CNTT hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác tủy theo từng dự án cụ thể.
Sự tiếp xúc này chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị mà hiếm công việc nào có được. Những trải nghiệm này trong tương lai còn có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và những lựa chọn mới dành cho các BA.

7. Thu nhập hấp dẫn

Business Analyst là nghề có mức thu nhập hấp dẫn

Business Analyst hiện là một trong những vai trò nhận được mức thù lao hấp dẫn nhất hiện nay. Dựa theo kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực mà một BA có thể nhận được mức thu nhập tương xứng. Sự nghiệp của một BA sẽ không ít thử thách do những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn nhưng đây cũng chính là cơ hội để họ nhận được sự công nhận. Và theo thời gian, càng nhận được nhiều đánh giá tích cực, mức thu nhập của họ sẽ tăng theo tỉ lệ thuận.


Kinh nghiệm xây dựng đặc tả yêu cầu phần mềm
Đặc tả yêu cầu phần mềm là một nhiệm vụ quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm, là một yếu tố then chốt và có vai trò cầu nối giữ đội ngũ phát triển phần mềm và người dùng cuối.